Trở thành thánh CONTENT bán hàng (Phần 2)

Ở phần 1, chúng ta đã nói về Ngôn từ: ghi nhớ những ngôn từ sắc bén, cách xử lý ngôn từ để tăng thêm cảm xúc cho người đọc như dùng từ hình tượng, làm cho vần. Chúng ta cũng nói về phép tu từ – như sóng đôi, tương phản – giúp cho bài viết chạm đến trái tim người đọc.

Nhưng một bài viết có thể không cần dùng đến các thủ thuật trên mà vẫn hay, nếu như bản thân của nó đã có một Ý Tưởng Hay. Ý Tưởng Hay chiếm đến 70% sự thành công của bài viết. Trước khi khám phá các thành phần của một Ý Tưởng Hay, chúng ta hãy tìm cách đánh giá MỨC ĐỘ HAY của một bài viết.

MỨC ĐỘ HAY CỦA BÀI VIẾT – MDH
Có nhiều bạn rất sai lầm rằng khi bản thân đọc bài viết mà thấy thích thì cho rằng đây là bài viết hay. Và thế là mang lên website, đăng lên Fanpage, chạy quảng cáo,… Khi thấy không hiệu quả thì nghi ngờ rằng: chắc mình target sai, chắc thao tác set ads của mình có gì sai.

Nên lưu ý bài bạn viết không phải dành cho bạn đọc, mà dành cho người khác, là đối tượng bạn nhắm đến, do đó để đánh giá khách quan mức độ hay của bài viết bạn phải để người đọc đánh giá.
Khi post một bài lên Facebook thì bạn có thể đánh giá mức độ hay bằng cách tính tỉ lệ sau:
MDH = (số comment + số share) / tổng số like x 100% -> MDH sẽ được tính theo %

Trong đó số comment là số người đã comment vào bài viết, không tính comment reply của bạn, và mỗi người chỉ được tính 1 comment. Bạn nên xem số comment Facebook báo trên bản desktop, ko nên xem trên điện thoại vì trên điện thoại Facebook tính cả luôn số comment reply.

Nếu MDH = 10% thì bạn đã có một bài viết hay, hay ở mức độ trung bình. Nếu tôi viết bài Content cho khách để chạy Facebook Ads mà có tỉ lệ này thì OK rồi, cứ ung dung để đó, đơn hàng sẽ từ từ đến. Có một số ngành hàng đối tượng chuyên biệt hơn, khó tìm hơn, hoặc sản phẩm giá quá cao thì nếu có MDH từ 7-9% thì cũng OK.

Nếu MDH >= 15%, bạn có bài viết hay ở mức trung bình khá-> Hay Hay
MDH >= 20%, mức độ khá → KHÁ HAY
MDH >= 25%, mức độ giỏi → RẤT HAY
MDH >= 30%, mức độ suất xắc → HAY TUYỆT VỜI
Nếu MDH>=50% thì hoặc là seeding, hoặc là QUÁ XUẤT SẮC. Cái này thì bạn chỉ cần đọc nội dung bài viết, và nội dung comment thì bạn sẽ xác định được ngay.

Có 1 số lưu ý: công thức trên sẽ không còn đúng nếu bài viết ở dạng hỏi đáp/khảo sát vì người đọc sẽ comment để trả lời câu hỏi, nó cũng không đúng với bài viết gây phẫn nộ vì người đọc sẽ comment để chửi rủa. Lúc đó MDH cao nhưng bài viết không hay. Một số báo online hay dùng chiêu này, viết bài gây phẫn nộ để dân chúng share lên Facebook rồi comment chửi rủa, cuối cùng làm tăng lượng view cho bài viết và cho tờ báo. Bạn cần xem sơ qua comment để loại bỏ các trường hợp ngoại lệ này khi đánh giá bài viết.

Có lẽ nhiều bạn sẽ đặt câu hỏi: “Tại sao ko đánh giá bài viết bằng tổng số cmt + share + like?”
Khi một bài viết tiếp cận nhiều người nó sẽ kéo theo nhiều like điều này có thể làm được khi đẩy tiền nhiều để chạy quảng cáo, hoặc bài viết được viết bởi người có uy tín, có mối quan hệ, hoặc bởi một thương hiệu được ưa thích nó sẽ có nhiều like hơn. Tuy nhiên chỉ nội dung hay mới khiến người đọc hành động tốn nhiều công sức hơn như comment và share. Tỉ lệ cmt + share/like sẽ triệt tiêu đợợc số lượng tiếp cận nhiều ít, độ uy tín người viết, triệt tiêu luôn phần nhiều đối tượng không phù hợp với chủ đề bài viết (vì họ không like, không comment luôn nên không ảnh hưởng đến nhiều đến chỉ số). Vì vậy nó phản ánh sát sao cái chất của bài viết.

Giờ bạn có trong tay một công cụ, giờ hãy quay lại đánh giá 1 số bài viết của người khác, cũng như của chính bạn. Bạn hoàn toàn có thể đánh giá bài viết trên Fanpage hoặc ngay tại Facebook profile. Con số ko biết nói dối. Nó luôn chỉ ra sự thật. Nếu người nào có nhiều bài viết mà MDH >= 10% thì đó là người viết hay.
Hãy dùng công thức trên để đánh giá lại khả năng viết của mình. Hành trình để trở thành người giỏi trong bất cứ lĩnh vực nào luôn bắt đầu bằng việc nhận ra sự thật rằng mình chưa giỏi!

Giờ chúng ta qua phần cốt lõi – Ý Tưởng Hay.
Một ý tưởng hay được tạo nên bằng chất gì? Theo quan điểm cá nhân của tôi, Ý tưởng hay được tạo nên từ những yếu tố sau:
1. Khác biệt
2. Giá trị
3. Cuốn hút
4. Trải nghiệm
5. Cảm xúc
6. Lý trí
7. Thú vị

Chúng ta sẽ điểm qua từng yếu tố một
1. KHÁC BIỆT
Quảng cáo là phải sáng tạo. Sáng tạo thì phải khác biệt. Khác biệt giúp người đọc dễ dàng nhận ra bài viết của bạn trong một thế giới đầy ắp thông tin như hiện nay. Khác biệt giúp người ta dễ dàng nhận ra, dễ dàng bị ấn tượng và dễ dàng nhớ đến nó.
Não người không thể lưu những thứ giống nhau. Nếu một thứ đã chiếm một đc 1 nơi trong tâm trí, không có chỗ cho những thứ giống như vậy nhét vào. Vì chỉ có 1 chỗ cho 1 thứ duy nhất.
Giờ chúng ta hãy lấy ví dụ từ những bài post lên iSocial để bạn dễ hiểu nhé. Tôi sẽ chọn ra 3 bài của 3 tác giả khác nhau có MDH cao nhất và có số like nhiều nhất. Số like nhiều thể hiện nó được đông đảo người đọc quan tâm, vì vậy dễ hiểu hơn với đa số.
Bài thứ 1 tôi thấy là phần 1 Thánh Content với số like 1.300; comment: 373. MDH = 28.6% => mức độ RẤT HAY (may quá! Nếu viết phần 1 Thánh Content mà MDH<= 10%, chắc độn thổ nghỉ viết tiếp phần 2 luôn quá!)

Bài thứ 2 tôi thấy là bài: “Chia sẻ những vấn đề cơ bản khi chạy quảng cáo Facebook cho NEWBIE” của bạn Lê Nguyễn Toàn. Like: 1200, comment: 448. MDH = 37% => HAY TUYỆT VỜI

Bài thứ 3: Từ số vốn 80k, sau 1 năm khởi nghiệp làm cách nào tôi kiếm lãi được > 150tr/tháng? của bạn Nguyễn Hiền. Có 4200 like, 900 comment. MDH = 21% => KHÁ HAY

Bạn có thấy sự khác biệt gì ở 3 bài viết trên không? Có đó. Rất rõ ràng!
Bài thứ 1 Thánh Content nói về cách trở thành Content Ads, hướng dẫn bạn những thủ thuật xử lý ngôn từ, tu từ mà bạn chưa từng thấy trước đây.

Bài thứ 2 của bạn Nguyễn Toàn chia sẻ về vấn đề cơ bản khi chạy quảng cáo, mới đầu tôi nghĩ nó ko có gì mới, nhưng khi đọc thì mới thấy cách target của bạn ấy khá khác biệt và khá hay, Ví dụ thì dễ đơn giản dễ hiểu, người đọc cảm thấy có thể làm đc. Bài ở mức HAY TUYỆT VỜI.

Bài số 3 của bạn Nguyên Hiền: giữa những bài viết theo phong cách hướng dẫn thì bài này lại kể một câu chuyện ( khác biệt trong cách diễn đạt), một câu chuyện có chưa bài học khác biệt: tạo ra trend chứ ko bám trend, khởi nghiệp bằng SEO ( trong khi đa số đều đang khởi nghiệp bằng Facebook ads)

Một bài khác biệt thì chưa chắc đã hay, nhưng một bài viết hay thì chắc chắn phải khác biệt.

Nhưng làm sao để tạo nên sự khác biệt cho bài viết của bạn?
Hãy đón đọc phần kế tiếp của tôi nhé!

 

Bảo Kiếm

Nguồn: Cộng đồng iSocial